Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2019 lúc 11:40

Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

   + Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ

Bình luận (0)
Lan Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Duy
2 tháng 1 lúc 19:52

*Tham khảo *

Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu mỗi người không thuộc về một đất nước, một quê hương thì giống như con chim không có tổ, cái cây không có rễ...”. Và ai đó cũng đã từng tự hỏi lòng: “Có mối tình nào nặng sâu hơn là mối tình Tổ quốc?”. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy đã có biết bao hồn thơ cất cánh. Với Nguyễn Đình Thi là hình ảnh của một đất nước đau thương, căm hờn, quật khởi, vùng lên chiến đấu và chiến thắng huy hoàng. Với Lê Anh Xuân là dáng đứng Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Với Xuân Diệu là vẻ đẹp của đất nước “Tổ quốc tôi như một con tàu, mũi tàu rẽ sóng Cà Mau”. Đặc biệt vào cuối năm 1971, từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng thơ hay về đề tài Đất nước qua trích đoạn: “Đất nước” - Trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích này ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc với một tư tưởng mới mẻ về đất nước: “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua chín câu thơ đầu:

 

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có từ ngày đó…”

Nguyễn Khoa Điềm được coi là một trong những đại diện tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước, sớm tham gia cách mạng và từng bị địch bắt giam. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước. Kết tinh cho hồn thơ ấy phải kể đến “Đất Nước” - một trích đoạn thuộc chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn ác liệt. Bấy giờ, phong trào đấu tranh chống Mỹ của nhân dân các đô thị miền Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, sôi nổi tiêu biểu là phong trào xuống đường đấu tranh của học sinh, sinh viên. Từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tác trường ca “Mặt đường khát vọng” để góp thêm tiếng thơ hay về đất nước, để lay động và thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi người đặc biệt là của tuổi trẻ đối với quê hương, dân tộc.

 

Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu trích đoạn thơ của mình bằng lời hồi đáp cho câu hỏi: “Đất nước có tự bao giờ?”:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

Hai chữ “Đất nước” vang lên trong trang thơ đầy thiết tha, trìu mến. Độc giả sẽ phát hiện một điều khác lạ đó là xuyên suốt trong cả đoạn thơ này từ “Đất nước” đều được viết hoa. Chia sẻ về lý do tại sao lại trình bày như vậy, Nguyễn Khoa Điềm lý giải với ông đất nước không đơn thuần là vùng đất vô tri, đất nước là nhân vật, là sinh thể có tâm hồn và với cách viết này cũng đồng thời bài tỏ sự trân trọng của tác giả những tình cảm thành kính, thiêng liêng, trân trọng dành cho đất nước. Điệp từ “Đất Nước” vang vọng suốt cả trường ca như một khúc nhạc thiết tha gợi cảm xúc, đưa ta về một miền không gian nối dài từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Hai từ thiêng liêng ấy không chỉ xuất hiện trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm mà còn “làm bạn” với rất nhiều thi sĩ khác:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

 
Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Triết Trân Ni
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 9 2019 lúc 17:24

Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục…), từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt.
- Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo. Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột. hạt gạo xay, giã, dần sàng, hòn than, con cúi…); Có ca dao, dân ca, tục ngữ, có truyền thuyết Hùng Vương, các truyện cổ tích từ xa xưa. Cách vận dụng của tác giả là thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết. cổ tích, trừ trường hợp câu dân ca Bình- Trị- Thiên được lấy lại nguyên vẹn “Con chim phượng hoàng … biển khơi”.
- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích: vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, vừa bay bổng, mơ mộng.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 11 2018 lúc 12:06

Chất liệu văn hóa dân gian.

  Trong bài văn tác giả sử dụng một số chất liệu văn hóa dân gian:

   - Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu…. tu hú là chú bồ các

   - Dây mơ, rễ má

   - Kẻ cắp gặp bà già

   - Sự tích chim bìm bịp

   → Cách sử dụng chất liệu dân gian nói trên làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể gần gũi mà sinh động với con người.

  Tuy nhiên cách nhận định, đánh giá trên mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 11 2023 lúc 21:24

Truyện ngắn Rừng xà nu được in trong tập truyện ngắn Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.Tác phẩm được viết vào năm 1965. Đây là thời điểm Mỹ đổ quân tham chiến ở miền Nam

- Chất sử thi được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ , tráng lệ vừa đậm chất thơ của núi rừng Tây Nguyên.

+ Thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây”, thì kết túc tác phẩm vẫn là rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Đó chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn và hào hùng của dân tộc ta.

-  Tnú – hình ảnh người anh hùng bất tử của dân làng Xôman: người anh hùng Tnú với những phẩm chất tốt đẹp. Xây dựng hình tượng người anh hùng này cũng là biểu hiện chất “Sử thi”.

- Tnú: Cuộc đời đầy đau khổ, cay đắng, bị kẻ thù giết hại cả gia đình, anh đã biến đau thương thành hành động trở thành anh lực lượng đi đánh giặc trả thù nhà nợ nước.

+ Tnú và chặng đường đầu của cách mạng (Nuôi giấu cán bộ, làm liên lạc, bị giặc bắt)

+ Vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc.

+ Cùng một lúc phải hứng chịu hai tấn bi kịch do tội ác của giặc gây ra (vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị giặc đốt cụt mười đầu ngón tay)

+ Hình tượng đôi bàn tay Tnú (đôi tay cần cù lao động, đôi tay chứng nhân tội ác kẻ thù, đôi tay chưa bao giờ biết phản bội…)

- Tính cộng đồng trong tác phẩm: Những người gan dạ dũng cảm trong cộng đồng làng Xô man. Mỗi con người là một sức mạnh, mỗi ngọn giáo đứng lên là thể hiện một lòng căm thù. Tính chất cộng đồng được thể hiện trong tác phẩm rất rõ:

+ Hình ảnh sum vầy, quây quần bên nhau, nương tựa vào nhau “cơm nước xong từ phía nhà ưng có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng , dân làng lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết”. Tất cả mọi người từ các cụ già các cô gái, những đứa trẻ sum tụ bên nhau để nghe câu chuyện cuộc đời Tnú.

+ Cụ Mết, thế hệ đi trước, một con người từng xông pha trong kháng chiến chống Pháp, nay lại tiếp tục sứ mệnh tiếp thêm sức mạnh cho con cháu, là người chỉ đường dẫn lối, là người truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ mai sau “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

+ Dít, một cô gái với lòng dũng cảm, sự thông minh, ấn tượng bởi “đôi mắt mở to và bình thản”. Bình thản trước súng gươm của kẻ thù. Phẩm chất kìm nén đau thương để biến thành hành động, nhanh chóng trở thành cô bí thư chi bộ, cấp chỉ huy cao nhất của làng Xô Man.

- Hình thức kể chuyện với cách tạo không khí truyện rất Tây Nguyên đậm đà màu sắc sử thi truyền thống. Bao trùm lên toàn bộ thiên truyện là một khung cảnh nghiêm trang, hào khí lại vừa mang đậm chất lãng mạn cuốn hút về làng Xô man bất khuất kiên cường.

Bình luận (0)
Thi Ha Trang Nguyen
Xem chi tiết
Thời Sênh
17 tháng 7 2018 lúc 8:21

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước”) Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Chất liệu dân gian qua đoạn thơ trên b. Thân bài Khái quát chung: Hoàn cảnh sáng tác, nội dung đoạn trích Đất Nước Nội dung đoạn thơ trên: Tác giả đã lí giải sự hình thành của đất nước từ những gì gần gũi, thân thương Những nội dung cần làm rõ: Chất liệu dân gian được sử dụng đậm đặc trong những dòng thơ trên Khi lí giải Đất Nước có từ đâu, tác giả đã lí giải bằng những gì thân thuộc gần gũi trong mỗi gia đình chúng ta ( với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, với “miếng trầu” mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền thuyết sâu thẳm trong tâm hồn Việt “Thánh Gióng”) Đất Nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân và văn hóa, lịch sử. Đất Nước là phong tục “búi tóc sau đầu”, là vẻ đẹp tâm hòn truyền thống của dân tộc “Gừng cay, muối mặn” Đất Nước gắn với nền văn minh lúa nước lâu đời “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Đất Nước còn được cảm nhận bằng những phong tục dân dã, gần gũi của dân tộc bằng những cái tên nôm na, giản dị “Cái kèo, cái cột thành tên” Chất liệu văn học dân gian được sử dụng một cách đa dạng: truyện cổ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ; có phong tục, lối sống; có tập quán, sinh hoạt, vật dụng quen thuộc…. Chất liệu văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo: Tác giả thường chỉ gợi ra một vài chữ trong ca dao, hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích… nhưng người đọc vẫn cảm nhận đầy đủ ý nghĩa, thậm chí rất sâu sắc, mới mẻ. Nhận xét: Việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian đã tạo nên không khí riêng mượt mà, đằm thắm, bình dị, gần gũi cho đoạn thơ. Tạo tính triết lí cho đoạn thơ. Tạo sự mới mẻ cho câu thơ, góp phần diễn tả tư tưởng của tác giả. c. Kết bài Đánh giá, cảm nhận về chất liệu dân gian được sử dụng trong đoạn thơ Mở rộng vấn đề (Bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân
Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 7 2018 lúc 10:04

1. GIỚI THIỆU CHUNG:

- Giới thiệu về: nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm “Mặt đường khát vọng” và đoạn thơ Đất Nước:

+ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu trong nền thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

+ Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

+ Đoạn thơ trên thuộc chương V - chương "Đất nước" của bàn trường ca; thể hiện những nhận thức sâu sắc về đất nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên trong quan hệ gắn bó với mỗi con người.

- Dẫn dắt nhận định: Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ.

2. CỤ THỂ:

Nhà thơ đã vận dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian. Những chất liệu ấy vừa quen thuộc (gần gũi với cuộc sống của mỗi con người Việt Nam) vừa mới lạ (với những sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn)

- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng, phong phú, tất cả đều gần gũi, quen thuộc với mỗi con người Việt Nam

+ Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã, giần, sàng, hòn than, con cúi,...).

+ Có ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích.

- Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo:

+ Vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ chịu thương, chịu khó; là tấm lòng thủy chung son sắt trong tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng lời ăn tiếng nói...

Ví dụ:

~ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" lấy ý từ bài ca dao "Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" hay "Muối ba năm muối hãy còn mặn, gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta tình nặng nghĩa dày/ Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa"

~ "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"

+ "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" lấy ý từ bài ca dao "Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất..."

...

+ Liệt kê hàng loạt những câu chuyện từ xa xưa trong truyền thuyết, cổ tích dân tộc để làm nổi bật vẻ đẹp trù phú của đất nước, những truyền thống quý báu của nhân dân ta đồng thời khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong việc "làm ra Đất Nước"

Ví dụ: Truyến thống đoàn kết, tinh thần cảnh giác cao độ trước kẻ thù "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc", tinh thần uống nước nhớ nguồn "Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ". Hoặc tô đậm sự trù phú tươi đẹp của quê hương:

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

...

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"

Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

Bằng việc sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian, bên cạnh việc lí giải, định nghĩa Đất Nước ở nhiều bình diện [không gian, thời gian lịch sử, truyền thống văn hóa] nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn làm nổi bật một tư tưởng mới mẻ: "Đất Nước của nhân dân/ Đất Nước của ca dao thần thoại"

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

- Nhận định được nêu ra trong bài là một cơ sở quan trọng để khám phá, tìm hiểu tác phẩm nói chung và đoạn thơ nói riêng. Qua đoan trích, ta thấy được tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ kết tinh tư tưởng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ, cũng là đóng góp lớn của ông đối với thơ ca dân tộc. Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận về văn hóa dân gian của tác giả.

- Thành công đòi hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm một vốn sống, vốn văn hóa phong phú. Một sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về Đất nước, về Nhân Dân. Đồng thời đời hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có một tài năng, một bản lĩnh của người cầm bút.

- Qua đoạn thơ, để lại bài học sâu sắc về cuộc sống: biết trân trọng những giá trị văn hóa dân gian; bài học về sáng tạo nghệ thuật: đem đến những sáng tạo, mới mẻ từ những giá trị gần gũi, quen thuộc.

Bình luận (0)
Huong San
29 tháng 7 2018 lúc 12:58

1. mb

+ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu trong nền thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

+ Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

+ Đoạn thơ trên thuộc chương V - chương "Đất nước" của bàn trường ca; thể hiện những nhận thức sâu sắc về đất nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên trong quan hệ gắn bó với mỗi con người.

- Dẫn dắt nhận định: Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ.

2. tb

Nhà thơ đã vận dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian. Những chất liệu ấy vừa quen thuộc (gần gũi với cuộc sống của mỗi con người Việt Nam) vừa mới lạ (với những sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn)

- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng, phong phú, tất cả đều gần gũi, quen thuộc với mỗi con người Việt Nam

+ Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã, giần, sàng, hòn than, con cúi,...).

+ Có ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích.

- Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo:

+ Vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ chịu thương, chịu khó; là tấm lòng thủy chung son sắt trong tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng lời ăn tiếng nói...

Ví dụ:

~ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" lấy ý từ bài ca dao "Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" hay "Muối ba năm muối hãy còn mặn, gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta tình nặng nghĩa dày/ Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa"

~ "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"

+ "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" lấy ý từ bài ca dao "Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất..."

...

+ Liệt kê hàng loạt những câu chuyện từ xa xưa trong truyền thuyết, cổ tích dân tộc để làm nổi bật vẻ đẹp trù phú của đất nước, những truyền thống quý báu của nhân dân ta đồng thời khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong việc "làm ra Đất Nước"

Ví dụ: Truyến thống đoàn kết, tinh thần cảnh giác cao độ trước kẻ thù "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc", tinh thần uống nước nhớ nguồn "Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ". Hoặc tô đậm sự trù phú tươi đẹp của quê hương:

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

...

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"

Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

Bằng việc sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian, bên cạnh việc lí giải, định nghĩa Đất Nước ở nhiều bình diện [không gian, thời gian lịch sử, truyền thống văn hóa] nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn làm nổi bật một tư tưởng mới mẻ: "Đất Nước của nhân dân/ Đất Nước của ca dao thần thoại"

3. kb

- Nhận định được nêu ra trong bài là một cơ sở quan trọng để khám phá, tìm hiểu tác phẩm nói chung và đoạn thơ nói riêng. Qua đoan trích, ta thấy được tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ kết tinh tư tưởng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ, cũng là đóng góp lớn của ông đối với thơ ca dân tộc. Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận về văn hóa dân gian của tác giả.

- Thành công đòi hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm một vốn sống, vốn văn hóa phong phú. Một sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về Đất nước, về Nhân Dân. Đồng thời đời hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có một tài năng, một bản lĩnh của người cầm bút.

- Qua đoạn thơ, để lại bài học sâu sắc về cuộc sống: biết trân trọng những giá trị văn hóa dân gian; bài học về sáng tạo nghệ thuật: đem đến những sáng tạo, mới mẻ từ những giá trị gần gũi, quen thuộc.

Bình luận (0)
Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Cẩm Tú Cầu
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
5 tháng 12 2021 lúc 13:09

Tham khảo:

- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:

      Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:

    Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.

Dựa trên câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Bình luận (1)